Cây lưỡi nhân hay còn gọi là Cây lưỡi người hay Cây cam xũng
Cây bụi nhỏ, cao 10-40cm, thân tròn, cứng. Lá hình mác, chóp tròn, mặt trên có những viền ngang màu xám trắng, nom như lưỡi hổ. Hoa nhỏ, màu đỏ, mọc tụ họp từng khóm ở thân cây.
Mùa hoa quả tháng 4-11.
Bộ phận dùng: Lá và hoa – Folium et Flos Sauropi Rostrati.
Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Ấn Độ – Malaixia, mọc hoang ở vùng rừng núi. Cũng được trồng làm cảnh do có vân đẹp và xanh tươi quanh năm. Thu hái lá và hoa quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Đơn lưỡi hổ có vị ngọt, tính bình. Lá nhuận phế, chống ho. Hoa cầm máu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị 1. Ho khan; 2. Viêm phần trên đường hô hấp cấp tính, viêm khí quản, hen phế quản; 3. Ho ra máu. Lá còn được dùng trị cam sũng (trẻ em bị phù nề, thũng trướng), dị ứng mày đay. Dùng lá 10-15g, hoa 10-15g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc lá lưỡi nhân:
Ho khan: dùng cây lưỡi nhân 15g, nấu súp với thịt lợn mà ăn. Hoặc dùng 7-8 lá đun sôi với 4 quả Chà là lấy nước uống.
Viêm đường hô hấp, viêm phế quản cấp, hen phế quản: Dùng cây đơn lưỡi hổ 15g, sắc nước uống.
Ho ra máu: dùng hoa Đơn lưỡi hổ 10-15g hãm với nước đun sôi uống; hoặc nấu với thịt lợn nạc mà ăn.
Mẹ mình bị hở van tim nặng lắm, bị hơn 3 năm nay rồi, có 1 lần phải vào viện tim Tâm Đức cấp cứu và nằm 1 tuần để xét nghiệm, theo dõi và chẩn đoán xem có phải mổ không, nhưng mẹ mình lớn tuổi rồi (lúc đó là 68t), nên bác sĩ trưởng khoa không cho mổ, nhưng cho rất nhiều thuốc và dặn phải cẩn thận, vì không biết là tim sẽ mệt lúc nào… Thời gian đó mẹ mình yếu lắm, đi đứng cũng khó khăn nữa, tim có thể mệt bất cứ lúc nào…
– Rồi trong một lần đi tái khám ở Tâm Đức, mẹ mình ngồi nói chuyện với một bác kia, cũng vô tái khám, bác kể là bác cũng bị hở van tim nhẹ, mà về có người chỉ cách này: lấy 9 lá lưỡi người (nam thì 7 lá), còn gọi là lẻ bạn (cây này mặt trên lá màu tím, phía dưới màu xanh, mọc thành khóm, dễ trồng, có một số nơi trồng làm kiểng, bạn nào ở Sài Gòn thì ra Pastuer ngay chỗ bán nước đôi diện bệnh viện là thấy), về rửa sạch xong thái nhỏ, nhét vào một trái tim heo đã rửa sạch (mua tim heo loại nhỏ thôi), rồi cho vào nồi luộc chín, có thể bỏ chút xíu muối, xong để hơi nguội rồi vớt ra ăn, lưu ý là phải ăn hết, uống hết nước, mỗi ngày 1 trái, nếu nặng thì ăn liên tục từ 10-12 ngày, còn nhẹ thì 8-9 ngày. Bác ý ăn 8 trái mà đi siêu âm lại thì thấy tim hết hở và khỏe lại, bác sĩ cũng hỏi sao hay vậy nhưng mà bác ý không nói vì sợ bác sĩ không tin…
-Mẹ mình sau này về có kiếm cái lá đó, mà cái tên lạ với lại chưa thấy cái lá đó, nên đi hỏi một ông thầy thuốc nam, ổng mới chỉ cho, xong mẹ về làm ăn liên tục 12 trái, lúc đó mình nghe mình cũng không tin lắm, nói ăn vậy ngán chết… mà chưa biết có tác dụng gì không?! >.< Nhưng mẹ mình đi siêu âm lại, thì thấy tim rõ ràng khép lại, từ 3/4 mà chỉ còn hở 1/4, thấy cũng khỏe hơn nữa… Bác sĩ hỏi thì mẹ mình nói làm vậy, ổng la mẹ mình nói là hoang đường, đó là nhờ uống thuốc với nghỉ ngơi chứ làm gì có chuyện đó >.<
– Nhưng mẹ về nhà ăn tiếp, thấy khỏe lại, đến giờ vẫn uống thuốc nhưng ít, và thấy khỏe hơn nhiều… Nên mình muốn chia sẻ với các bạn, mong ai bị hở van tim thì sẽ khép lại và khỏe hơn giống mẹ của mình…
Địa chỉ bán cây lưỡi người, nơi mua cây lưỡi nhân
Cây lưỡi nhân được sử dụng chữa bệnh tim mạch quý khách cần sử dụng vui lòng liên hệ trước.
- Tên khác: Cây lưỡi nhân hay còn được gọi là cây cam xũng cây lưỡi người, đơn lưỡi cọp….
- Tên khoa học: Sauropus rostratus Miq, thuộc họ thầu dầu
- Bộ phận dùng: Lá cây.
- Tính vị: vị nhạt, hơi chua, tính bình
- Công dụng chính: Dân gian thường dùng làm thuốc điều trị phù thũng tích nước, sưng vú, ho và hen phê quản, ho ra máu. Gần đây cây còn được người dân một số nơi dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị hở van tim.
Mô tả lá lưỡi người
- Thân: Là dạng cây thân thảo nhỏ thường chỉ cao tối đa khoảng 30cm ~ 35cm, sống lâu niên.
- Lá: Dài khoảng 5cm ~ 7cm, rộng 1,5 ~ 2cm, mặt trên màu xanh có gân và xung quanh các gân lá có vằn màu trắng nhìn giống lưỡi cọp, mặt dưới lá màu trắng xanh.
- Hoa: Hoa lưỡi nhân nhỏ xíu, màu nâu đỏ, hoa có 6 cánh nhìn như một cái nút áo, cuống ngắn khoảng 1cm.
Cây lưỡi nhân (cam xũng) mọc ở đâu
Cây được nhiều nơi trồng làm cảnh và làm dược liệu, thường hay có ở các viện bảo tàng hay các nhà thuốc từ thiện. Ở nước ta cây thuốc này rất ít thấy mọc hoang.
Bộ phận dùng: Lá cây lưỡi người
Thu hái, chế biến: Người dân thường hái lá tươi làm thuốc, có khi dùng cả lá khô. Lá tươi hái về được rửa sạch, sau đó phơi khô bảo quản để dùng dần.
Hình ảnh hoa lưỡi nhân (hoa cam xũng)
Thành phần hóa học
Nhóm nghiên cứu tại Đại học y học cổ truyền Quảng Tây, Nam Ninh, Trung quốc đã tiến hành phân lập và tìm ra 12 hợp chất trong lá của cây lưỡi nhân hay cam xũng Sauropus rostratus Miq, cụ thể là: n-triacontanol (1), β-sitosterol (2), (Z) -10-Eicosenoic acid (3), 1,3-tetradecane Axit diglyceride (4), axit linoleic (5), anhydrid thioacetic (6), caroten (7), axit lauric (8), 3-hydroxy-2-hydroxymethyl-pyran-4- Ketone (9),-sitosterol oleate (10), axit 3-acetoxy caffeic (11), isoquercitrin
Công dụng của cây lưỡi nhân
Cây cam xũng mới được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Theo kinh nghiệm dân gian cây có công dụng điều trị một số chứng bệnh sau:
- Phù nề
- Ho, khó thở, có đờm
- Viêm họng hạt
- Viêm phế quản
- Viêm vú
- Tiêu chảy
- Kiết lỵ
- Gần đây còn có thông tin dùng cây lưỡi nhân điều trị bệnh hở van tim
Các nghiên cứu về cây lưỡi nhân
Các nghiên cứu tại Trung Quốc đã xác định được khẳ năng chống oxy hóa từ cây lưỡi nhân Sauropus rostratus Miq. Đây là cây thuốc được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa từ lâu
Mua la lưỡi người Mua lá lưỡi người ở đâu Mua cây lưỡi nhân Cây lẻ bạn chữa hở van tim Lá lưỡi nhân bạn ở đâu Cây lưỡi người trị bệnh
Lưu ý khi sử dụng Dược Liệu lá lưỡi người để trị bệnh
- phụ nữ có thai và trẻ em nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng
Cây thuốc lưỡi nhân hay còn gọi là cây lưỡi người được sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh cây có tác dụng rất quý với bệnh tim mạch tuy nhiên cũng cón một số hạn chế khi dùng.
Trong trường hợp khi đã chữa khỏi bệnh hở van tim rồi thì không nên dùng nữa vì dùng nhiều dài ngày sẽ làm hẹp van tim.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.