Cây lưỡi nhân, còn được biết đến với tên gọi khác là đơn lưỡi hổ hay cam xũng, được truyền miệng trong dân gian với vai trò là một loại thuốc dùng để chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh lý về hở van tim và cả rắn độc cắn.
Cây lưỡi nhân được sử dụng trong các công thức thuốc trị viêm đường hô hấp, viêm phế quản, ho ra máu, và cũng có khả năng cầm máu tốt. Đặc biệt cho người bị bệnh hở van tim.
Vậy thảo dược nào có thực sự tốt vậy không?
Hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về loài thảo dược này nhé!
Hình ảnh cây Lưỡi nhân
1.Đặc điểm chung về Dược liệu:
Tên gọi khác: cây cam xũng hay cây đơn lưỡi hổ, lưỡi người
Tên khoa học: Sauropus rostratus Miq – Euphobiaceae ( Họ thầu dầu)
- Mô tả thực vật:
– Là một loại cây bụi có thân nhỏ, tròn và cứng. Chiều cao của cây thường chỉ đạt tối đa khoảng 30cm đến 35cm và có tuổi thọ lâu niên.
– Lá có hình dạng giống lưỡi người, do đó được gọi là cây lưỡi nhân. Mặt trên của lá có những đường viền ngang màu xám, trong khi mặt dưới có màu xanh đậm. Kích thước của lá khoảng 5cm – 7cm dài rộng 1,5cm – 2cm . Lá có vẻ mọng nước, hình mác chóp tròn, mép lá không có răng cưa và mặt trên có các gân viền màu trắng giống như lưỡi người.
– Hoa của cây lưỡi nhân có màu nâu đỏ, kích thước nhỏ và thường nở từ tháng 4 đến tháng 11. Chúng thường mọc tập trung thành từng khóm trên thân cây. Hoa có hình dạng nhỏ xíu, giống như một cái nút áo, và cuống hoa ngắn khoảng 1cm.
Lưu ý: Cần tránh nhầm lẫn cây lưỡi nhân với cây lưỡi hổ hoặc lưỡi cọp.
Hình ảnh hoa lưỡi nhân
1.2.Phân bố, sinh thái
Cây lưỡi nhân, còn được biết đến với tên gọi cây cam xũng hoặc cây đơn lưỡi hổ, có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ. Hiện nay, Cây lưỡi nhân được trồng phổ biến ở Việt Nam, không chỉ để làm cảnh mà còn để lấy thuốc. Thường thì cây lưỡi nhân được trồng tại các viện nghiên cứu dược liệu hoặc các viện bảo tàng.
2.Bộ phận dùng – cách thu hái, chế biến:
Người dân thường hái Lá cây, có thể lá tươi làm thuốc, có khi dùng cả lá khô
Lá và hoa của cây có thể được thu hoạch quanh năm.
Sau khi thu hoạch, lá và hoa có thể được sử dụng tươi hoặc phơi khô để sử dụng trong thời gian dài mà vẫn giữ được chất lượng tốt.
Lá lưỡi nhân khô
3.Thành phần hóa học
Kết quả Nghiên cứu đã tiến hành phân lập và tìm ra 12 hợp chất trong lá của cây lưỡi nhân, cụ thể là: n-triacontanol , β-sitosterol , (Z) -10-Eicosenoic acid , 1,3-tetradecane Axit diglyceride , axit linoleic, axit lauric, 3-hydroxy-2-hydroxymethyl-pyran-4- Ketone,-sitosterol oleate, axit 3-acetoxy caffeic, anhydrid thioacetic , caroten isoquercitrin …
Các hợp chất này đã được tìm thấy trong lá của cây lưỡi nhân và có vai trò quan trọng trong thuốc liệu và các ứng dụng khác của cây này.
4. Tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng của cây lưỡi nhân
Cây lưỡi nhân được sử dụng rộng rãi trong dân gian với nhiều tác dụng trị bệnh. Một số nghiên cứu đã phân lập và xác định thành phần hóa học của lá cây lưỡi nhân, bao gồm n-triacontanol, beta-sitosterol, axit linoleic, caroten và các hợp chất khác.
Theo YHCT, Dược liệu này có vị nhạt, hơi chua và tính bình. Cây lưỡi nhân được sử dụng chủ yếu trong việc điều trị phù thũng, ho hen phế quản, ho ra máu và sưng vú. Gần đây, cây còn được sử dụng làm thuốc hỗ trợ trong điều trị hở van tim.
Dưới đây là cách sử dụng cây lưỡi nhân để điều trị một số bệnh:
1.Chữa trị phù thũng:
cây lưỡi nhân lá tươi15g nếu lá khô 10g Sắc với 500ml nước đến khi còn 300ml, Dùng uống trong ngày/1 thang.
2.Chữa trị các chứng ho, viêm họng và ho ra máu:
Đun 15g lá lưỡi nhân khô với 800ml nước cho đến khi còn 400ml, sau đó uống trong ngày. Nếu khó uống, có thể sử dụng lá tươi hầm chung với thịt lợn.
3.Chữa trị tiêu chảy, kiết lỵ và sưng đau vú:
Uống nước sắc từ khoảng 15g lá lưỡi nhân tươi mỗi ngày.
4.Chữa trị bệnh hở van tim:
Sử dụng lá cây lưỡi nhân (9 lá cho nữ, 7 lá cho nam)
Đem rửa sạch và nhồi vào bên trong quả tim lợn đã hầm chín, sau đó ăn trực tiếp.
Chỉ ăn tim và nước hầm. Uống mỗi ngày 1 quả trong khoảng 8-10 ngày rồi đi tái khám.
5.Chữa trị ho ra máu:
Hoa lưỡi nhân 10-15g Hãm bằng nước sôi và uống.
Hoặc có thể nấu chung với thịt nạc lợn rồi ăn.
6.Chữa trị rắn độc cắn: Giã nát lá cây lưỡi nhân và rễ cỏ may, thêm 70ml nước, uống và áp đắp lên vết rắn cắn. Lưu ý là phải garo vết thương
7.Cây lưỡi nhân còn có một số công dụng khác như sau:
Sử dụng hoa lưỡi nhân hãm với nước sôi để uống như trà hoặc nấu chung với thịt lợn thành món ăn. Món này thường được dùng để làm giảm triệu chứng ho ra máu và có hiệu quả rất tốt.
Có thể nói rằng cây lưỡi nhân là một vị thuốc tốt và dễ sử dụng. Ngoài việc được trồng làm cây cảnh, lưỡi nhân còn được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị một số bệnh như viêm đường hô hấp, viêm họng, tiêu chảy và trong việc điều trị bệnh hở van tim. Tuy lưỡi nhân có nhiều tác dụng tốt, nhưng không nên sử dụng tùy ý. Trước khi sử dụng cây lưỡi nhân để chữa bệnh, luôn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung